Vậy là sau khoảng hơn 4 tháng chăm chỉ tìm việc, cuối cùng mình cũng đã thành công trở thành nhân viên chính thức với vị trí nhân viên Marketing cho một công ty phần mềm tại Ottawa, Canada. Quá trình tìm việc của mình cũng như nhiều bạn sinh viên mới ra trường khác, cũng đầy chông gai. Tuy nhiên, bây giờ thì mình có thể phào nhẹ nhõm và bắt tay vào rèn IETLS, chuẩn bị hồ sơ để sau 1 năm có thể bắt đầu một quá trình thử thách khác, apply xin PR. Mình sẽ cố gắng ghi chú lại trình của mình để chia sẻ với bạn. Mình nghĩ là chỉ cần có quyết tâm và có kế hoạch cụ thể, ai cũng có thể thành công.
Hy vọng những bài viết này có thể giúp bạn vạch ra lộ trình du học và định cư như Tanny.
Chit chat bấy nhiêu cũng đủ rồi, mình xin bắt đầu đề tài xin việc sau khi tốt nghiệp ở đây nhé.
Bạn đang cần xin việc làm thêm khi đi du học? Click vào đây
Việc đầu tiên mà mình nhận ra cực kỳ quan trọng để chuẩn bị cho công cuộc “job hunting” là:
1. Cập nhật Resume + Cover Letter
Như ở trong bài viết Kinh nghiệm xin việc làm thêm mình có nhắc tới, Resume + Cover Letter là hai thứ giấy tờ luôn đi kèm với nhau mà mình thấy là quan trọng nhất. Nếu bạn muốn lấy được ấn tượng của nhà tuyển dụng ở đây là nhân viên HR, hồ sơ xin việc của bạn phải có những từ khoá quan trọng liên quan đến yêu cầu và kỹ năng công việc. Có thể bạn đã có sẵn Resume + Cover letter được chuẩn bị lúc đi xin việc Part-time, thì đây là lúc bạn phải cập nhật thông tin mới nhất, gần đây nhất chẳng hạn như thêm vào ngày ra trường.
Cập nhật thông tin mới nhất giúp hồ sơ xin việc của bạn hoàn chỉnh hơn và thêm vào những kỹ năng mới nhất bạn học được lúc đi làm thêm, các khoá học vừa xong. Ví dụ như mình là: Web design, Social media management hay Multi tasking, communication etc. Tuỳ vào kỹ năng nào bạn học được hoặc bạn tự tin vào nó, hãy để nó vào trong Resume, làm cho Resume của bạn hấp dẫn hơn.
Đương nhiên đi kèm với Resume, bạn cũng nên viết ít nhất một cover letter phù hợp với công việc mà bạn muốn Apply.
- Có 1 Tip mà mình dùng và thấy rất hiệu quả đó là: Bạn phải xác định được loại công viêc mà bạn muốn xin vào!
- Chẳng hạn mình xác định mình muốn làm vị trí: “Digital Marketing” hoặc “Customer Service” hoặc “Project Management”. Vậy nên mình chuẩn bị 3 bộ Resume + Cover Letter khác nhau với các kỹ năng đòi hỏi cho ba vị trí này.
- Làm thế nào để biết kỹ năng nào mà chuẩn bị trước? Bạn có thể google tìm vị trí công việc bạn thích mà đang được tuyển dụng của bất kỳ công ty nào. Dựa vào job description/ job requirement đó mà tìm key word để vào resume + cover letter của mình. Nhớ là, đọc job description trước khi apply, để cập nhât hồ sơ liên tục và làm hồ sơ xin việc cho phù với công việc bạn muốn apply.
2. Cập nhật thông tin trên LinkedIn
LinkedIn là trang mạng xã hội chuyên về việc làm hoặc các thông tin chuyên nghiệp của các tổ chức cá nhân trong các lĩnh vực khác nhau. Bạn có thể tìm kiếm hầu hết các connection trong ngành bạn muốn làm việc qua LinkedIn. Nhiều nhà tuyển dụng cũng thông qua LinkedIn để tìm hiểu thêm về ứng viên. Vậy nên, active trên LinkedIn với các bài post liên quan hoặc connect với các bạn bè trong ngành sẽ không thiệt cho bạn. Và tất nhiên phải cập nhật thông tin của bạn đầy đủ giúp cho hồ sơ của bạn đẹp hơn.
- 1 tip nho nhỏ mình có với LinkedIn là, sau khi nộp hồ sơ online, bạn nhớ vào LinkedIn để follow công ty bạn vừa nộp vào. Nếu bạn tự tin hơn chút nữa có thể connect với những người làm ở đấy và hỏi thăm thêm thông tin + tạo mối quan hệ. Bạn nhớ là “Add A Note” trước khi gửi yêu cầu connect nhé!
- Nếu bạn muốn biết thêm về tip để tìm việc trên LinkedIn thì comment bên dưới, mình sẽ viết một bài riêng về LinkedIn nếu có các bạn quan tâm.
3. Xin việc cũng như đi làm, là việc fulltime – 8 tiếng/ngày
Đúng vậy! Để xin việc bạn phải bỏ ra 8 tiếng mỗi ngày, có thể là chỉnh sửa hồ sơ, có thể là nộp online, đi jobfair, net working… Công sức bạn chăm chút cho việc xin việc làm bao nhiêu thì cơ hội xin được việc sẽ nhiều bấy nhiêu.
Trong 4 tháng đi tìm việc, mình vẫn đi làm thêm tại nail salon, mình đi làm 4 ngày/ tuần và dành 3 ngày còn lại để tập trung xin việc. Mỗi ngày mình quyết tâm nộp ít nhất 5 vị trí khác nhau. Những hôm đi làm mình cũng mang laptop theo, nếu tiệm vắng, mình lại trang thủ mở lap ra và tiếp tục tìm việc.
Jobfair, bạn có thể tìm qua Eventbrite hoặc google để tìm địa điểm thích hợp để tham gia.
Net Working, bạn có thể đi các event qua Meetup hoặc nói chuyện với các connection trên LinkedIn. Bạn cũng có thể mời connection đi coffee để nói chuyện về công ty, về vị trí bạn quan tâm…
4. Nộp trên trang tìm việc + Company website
Kinh nghiệm này mình học được sau khi đã nộp đơn liên tục trên Indeed.com và chưa bao giờ nhận được bất cứ email nào từ công ty. Sau khi tìm tòi và nói chuyện với các bạn cùng khóa, mình mới phát hiện ra là đôi khi HR sẽ không hề nhìn tới hồ sơ trên các trang xin việc. Nếu công ty có trang web về tuyển dụng, họ thường ưu tiên cho hồ sơ nộp trực tiếp thông qua trang web của công ty. Hơn nữa, nộp hồ sơ qua bên thứ ba như trang indeed, hồ sơ của bạn có thể bị sàng lọc bằng máy tính trước khi gửi tới nhà tuyển dụng.
Bài học rút ra:
- Khi bạn tìm thấy việc làm theo ý thích trên các trang như Indeed, Glassdoor, LinkedIn… bạn có thể nộp thông tin qua các trang này
- Sau khi đã submit hồ sơ của bạn, nhớ lên trang web chính thức của công ty để apply trực tiếp một lần nữa. Thỉnh thoảng các trang web career/ job hay bị ẩn đi bạn cũng có thể google để tìm.
- Một lưu ý quan trọng nữa, trên các trang tìm việc làm như Indeed, Glassdoor, LinkedIn… sẽ có nút nộp nhanh thông qua hồ sơ có sẵn của bạn. Nhưng mình khuyên bạn nên chọn cách nộp mà bạn có thể đính kèm Resume và Cover letter. Đừng vì số lượng mà hãy vì chất lượng, đảm bảo bất kỳ bộ hồ sơ nào gửi ra từ bạn có thể chứng tỏ bạn không những có kỹ năng mà còn rất kỹ lưỡng.
5. Quản lí và theo dõi việc làm đã nộp
Sau khi đã gửi hồ sơ xin việc đi, làm sao để biết nếu bạn đã nộp rồi hay chưa? làm sao để biết thời hạn tuyển dụng vẫn còn hay không? Phải ghi chép lại và theo dõi thời hạn nộp, xem thử việc làm bạn apply có còn mở hay đã đóng để bắt đầu vào giai đoạn sàn lọc.
Bạn có thể tạo một file excel và điền toàn bộ thông tin bạn có được vào để quản lí xem việc bạn nộp đã đến giai đoạn nào rồi. Sau khoảng 1-2 tuần sau khi bạn nộp hồ sơ bạn có thể email đến nhà tuyển dụng để hỏi thăm xem quá trình tuyển dụng đã đến giai đoạn nào rồi. Và sau khi bạn biết tin tuyển dụng đã bắt đầu đóng, nhớ theo dõi sau khoảng 1-2 tuần cũng có thể email hoặc gọi điện trực tiếp để hỏi thăm.
Mình có tạo sẵn một file excel để quản lí công việc mình đã nộp, bạn có thể tải về để tham khảo tại đây.
6. Học Kỹ Năng
Một điều mà mình thấy được trong 4 tháng tìm việc đó là, có những lúc mình bị mất đi tự tin và bắt đầu nghi ngờ khả năng của bản thân. Những lúc như vậy mình lại suy nghĩ lại và tập trung vào nâng cao trình độ. Nếu bạn biết điểm yếu của mình hoặc chỉ hoặc thêm kỹ năng mà bạn thích, mỗi ngày bỏ ra 1 tiếng hoặc 30 phút, học online, đọc sách, nghe podcast, xem youtube về chủ đề bạn muốn học thêm. Chỉ 1 tiếng mỗi ngày thôi, bạn có thể giúp bản thân lấy lại tư tin và nạp thêm kiến thức còn thiếu để tự tin hơn khi bước vào phòng phỏng vấn.
7. Interview is a Win
Đôi khi bạn nhận được các cuộc gọi phỏng vấn, rồi lại đi phỏng vấn trực tiếp. Bạn bỏ bao nhiêu thời gian ra để chuẩn bị, nghiên cứu, rồi bạn nhận được tin bảo không được nhận. Cảm giác đó buồn lắm! Nhưng, bạn nên nhớ rằng, khi bạn đi phỏng vấn, vấn đề không phải là bạn không giỏi mà là có rất nhiều đối thủ khác cũng đang đấu trực tiếp với bạn. Đôi khi các ứng viên khác chỉ hơn bạn về một điều nhỏ xíu, nhưng cũng như một cuộc chạy đua dù chỉ kém 1 giây, bạn cũng sẽ thua. Được nhận việc hay không tùy thuộc vào rất nhiều khía cạnh, nhưng bạn nên nhớ:
“Vào Được vòng Phỏng Vấn Trực Tiếp là chiến thắng!”
Tại sao?
Tại vì, điều này có nghĩa:
- Hồ sơ của bạn đã vượt qua rất nhiều đối thủ khác!
- Resume + cover letter của bạn hấp dẫn nhà tuyển dụng!
- Bạn đang đi đúng hướng với hồ sơ xin việc của mình!
- Chiến lược xin việc của bạn đang tạo ra kết quả!
Vậy nên, nếu bạn thấy buồn, buồn một chút thôi, xong rồi hãy nghĩ đến những điều này để làm động lực tiếp tục cố gắng nhé!
8. Reference Contact
Sau khi phỏng vấn là lúc nhà tuyển dụng xem xét và cân nhắc. Nếu bạn được liên hệ để yêu cầu cung cấp thông tin tham khảo, chứng tỏ bạn đang được nhà tuyển dụng suy nghĩ đến việc nhận việc làm. Ờ giai đoạn này referencer của bạn hoặc người sẽ viết thư tham khảo cho bạn sẽ rất quan trọng. Những điều họ viết sẽ ảnh hưởng đến việc bạn có được nhận hay không. Khi mình nhận được yêu cầu xin thông tin của người viết thư tham khảo, mình có nhờ đến 2 thầy đã từng dạy mình. Mình cũng có tham gia một số hoạt động với khoa, ngành mình học và các thầy cũng nhận ra mình, nên lúc mình cần giúp đỡ, các thầy sẵn sàng ngay.
Bài học rút ra là trong quá trình học tập và làm việc nếu bạn có thể tạo dựng được các mối quan hệ tốt với thầy cô và đồng nghiệp, bạn sẽ dễ dàng tìm người viết reference letter hơn.
9. Promote bản thân qua Website/ LinkedIn
Để nhà tuyển dụng có thể thấy được khả năng của bạn và những dự án bạn đã làm, bạn có thể tạo riêng một website để viết các bài viết liên quan tới ngành nghề của bạn, hoặc đăng các bài vẽ, thiết kế, ảnh etc. nếu chuyên môn của bạn là về đồ hoạ, thiết kế web, thợ chụp ảnh …
Ngoài tạo một trang web riêng, bạn cũng có thể đăng bài đều đặn trên Linkedin để tạo sự hấp dẫn cho hồ sơ củ mình. Khi nhà tuyển dụng nhìn thấy các bài viết tốt, chuyên sâu sẽ có ấn tượng tốt hơn về bạn.
Nếu bạn đã tạo website riêng đừng quên ghi vào resume và cover letter nhé!
Đây là trang web riêng của mình để bạn tham khảo: tannynguyen.com , nếu bạn có ý định muốn học thêm cách tự tạo web và cần hướng dẫn hãy comment hoặc nhắn tin cho mình biết nhé!
10. Kiên trì và quyết tâm
Toàn bộ quá trình xin việc của mình kéo dài 4 tháng và mình nộp xin việc hầu hết là thông qua các kênh online. Thực sự, bạn biết không? Mình muốn bỏ cuộc liên tục! Quá trình tuyển dụng và xin việc ở Canada kéo dài hơn mình tưởng, và trong quá trình nộp hồ sơ, mình cũng nhận được thư từ chối liên hoàn. Những lúc đấy buồn lắm, dần dà quen đi và nhớ ra lý tưởng của bản thân mà tiếp tục cố gắng.
Nản, tất nhiên! Nhưng bạn phải nhớ là bạn sang Canada với mục tiêu và hy vọng.
Giờ đây bạn đã tốt nghiệp, đã hoàn thành thử thách mà bạn nghĩ là khó nhất, bây giờ là thử thách khó hơn.
Tìm việc.
Bạn nghĩ xem, vừa đi học vừa đi làm đã khó, bây giờ phải đi đấu với có ứng viên khác, bản xứ có, international có, người giỏi hơn có, người dở hơn có, tất nhiên là con đường này gian nan rồi.
Nhưng đừng bỏ cuộc, bạn có thể nản, nhưng rồi nhớ đứng dậy đi tiếp. Tin vào bản thân và BẠN SẼ LÀM ĐƯỢC!
—
Quá trình tìm việc của bạn thế nào rồi?
Nếu bạn cần giúp đỡ về lời khuyên, chỉnh sửa resume, cover letter hay cần hỏi về xin việc, bạn có thể email mình tại info@gotannygo.com hoặc nhắn tin cho mình trên các trang mạng xã hội.
Mình sẽ cố gắng hết sức những gì trong tầm tay để giúp bạn! Chúc bạn thành công và may mắn!
Bạn đang cần xin việc làm thêm khi đi du học tại Canada ? Click vào đây <<
Thông tin tác giả
-
Tanny là cây bút chính cũng như người tạo nên trang web gotannygo.com. Tanny hiện đang sinh sống và làm việc tại Canada sau du học. Tanny tạo nên gotannygo.com với mong muốn chia sẻ thông tin hữu ích để giúp đỡ các bạn cựu dhs và dhs cũng đang sống tại Canada.
Twitter | Instagram | Facebook
Bài viết mới nhất
- Blog2022.01.16Có nên đi du học khi tài chính có giới hạn? Làm thế nào để đưa ra quyết định
- Blog2022.01.09Mình bị nhiễm COVID. Các triệu chứng mình đã trải qua và các loại thuốc mình đã dùng
- Blog2022.01.046 mẹo lấy lại cảm hứng làm việc và học tập hậu lễ, Tết
- Blog2022.01.02Những câu chúc Tết bằng tiếng Anh
Rất thích những bài viết của bạn, thực tế và chi tiết. Cảm ơn rất nhiều, chúc bạn thành công!:)
Cám ơn bạn ^^!
Mình vô tình thấy trang website của bạn, thật sự rất hữu ích cho mình hiện tại. Mình có thể connect với bạn trên Facebook không?